04:00

Tiêm gì cho mẹ để con khỏe mạnh thông minh

Có mang lần đầu, mẹ Linh Chi (Minh Khai - Hà Nội) ngớ người ra khi bác sỹ nhắc cô đi tiêm phòng: “Em khỏe mạnh, có bệnh tật gì đâu mà phải tiêm ạ”?

Tiêm phòng trước và trong khi mang bầu - không thể bỏ qua

Rất nhiều mẹ như Linh Chi, không biết tầm quan trọng của việc tiêm chủng khi mang thai hoặc phớt lờ đi. Có người cho rằng tiêm chủng tốn tiền và mất thời gian. Một số khác lại nghĩ: “Các cụ đẻ cả chục con, có tiêm phòng gì đâu mà vẫn lớn khỏe hết”. Thực tế, đã không ít mẹ quên tiêm phòng một số bệnh. Nếu chẳng may mẹ mắc bệnh tron thời gian mang bầu, người chịu nhiều “hậu quả” lớn nhất lại là con cái.

Một người mẹ (xin được giấu tên) khi mang bầu đã tạm thời bỏ qua việc tiêm phòng Rubella. Đến tuần thứ 4 mang thai, mẹ bị sốt cao, phát ban dày khắp người. Xét nghiệm cho thấy mẹ bị nhiễm Rubella. Hậu quả, con sinh ra bị dị tật não, kém phát triển, đục thủy tinh thể, điếc và suy nhược nặng. Rubella là một bệnh hoàn toàn có thể tiêm phòng. Giá như, người mẹ đó biết sớm và tiêm phòng...
Mẹ đừng quên tiêm phòng trước và trong khi mang bầu nhé!

Mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì?

Rubella

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

Viêm gan B

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.

Thủy đậu

Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Uốn ván

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ:

Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Tiêm phòng cúm

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 - giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.
Khi có bầu, mẹ nên đi khám thai thường xuyên

Lưu ý cực kỳ quan trọng:

Sau khi tiêm phòng các bệnh trên, bạn cần áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn trong khoảng 3 – 6 tháng. Nếu trong khoảng thời gian đó, chẳng may có vỡ kế hoạch, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ và theo dõi quá trình phát triển của em bé một cách chặt chẽ.

Trong thời gian mang bầu, mẹ chỉ tiêm 2 mũi uốn ván. Mũi đầu từ tuần 22 trở đi, mũi 2 cách 1 tháng. Lưu ý mũi thứ 2 cách ngày đẻ ít nhất 1 tháng, vì thế phòng sinh non thường là tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 tuần 30

Nếu bạn đang bị sốt cao, bị các bệnh khớp, thận,... cần phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tiêm phòng các bệnh trên.

Ngoài việc tiêm phòng, bạn cũng nên:

Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi có bầu, để xác định mình có bệnh gì không. Chẳng may có bệnh lý gì cần phải điều trị, bạn nên cân nhắc có bầu hay điều trị bệnh trước.

Kiểm tra vợ hay chồng hoặc họ hàng cả hai bên có ai mắc bệnh di truyền gì không. Nếu cần thiết, có thể hỏi ý kiến của bác sỹ để xác định mức độ nguy hiểm của mức độ bệnh di truyền đối với em bé.

Nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt: bỏ rượu bia, thuốc lá, làm việc quá khuya, không chịu vận động.

Nên khám phụ khoa trước khi có thai vì một số bệnh phụ khoa có khả năng làm ảnh hưởng tới việc có thai hoặc làm giảm/ảnh hưởng tới khả năng có thai.
Xem chi tiết...
07:54

Những thông tin cần biết về chủng ngừa

Những thông tin cần biết về chủng ngừa

Tục ngữ có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Câu nói tưởng chừng đơn giản đó nhưng chứa đựng một ý nghĩa vô cùng lớn lao, thể hiện sự quan tâm không chỉ của những thầy thuốc mà còn của tất cả mọi người đối với việc phòng bệnh.

Với hy vọng tự bảo vệ mình khỏi những bệnh nguy hiểm luôn đe dọa tính mạng, nhiều biện pháp phòng bệnh đã được con ngừơi áp dụng. Mặc dù vậy, loài người vẫn bị đe dọa bởi nhiều đại dịch nguy hiểm khi hàng triệu người và rất nhiều người đã bị tử vong hoặc mang di chứng, thương tật.

Cho đến cuối thế kỷ thứ 18, sự ra đời của vắc-xin phòng bệnh đậu mùa đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trên bước đường tìm kiếm những vũ khí bảo vệ con người trước bệnh truyền nhiễm. Sang thế kỷ 20 cùng với sự phát triển như vũ bão của y học nhiều loại vắc-xin phòng bệnh mới được khám phá, góp phần bảo vệ loài người chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm mà trước đây đã từng là hung thần đe dọa sự sống của con người. Và chủng ngừa hay tiêm vắc-xin phòng bệnh đã trở nên rất quen thuộc đối với mọi người, mọi gia đình trên toàn thế giới.

1. Chủng ngừa là gì? Vắc-xin là gì?

Khi một sinh vật xâm nhập vào cơ thể chúng ta thì cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập này và sản xuất ra những chất gọi là kháng thể. Kháng thể có 2 nhiệm vụ:

(1) Tiêu diệt vi sinh vật đó

(2) Tồn tại trong máu trong một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại chính vi sinh vật đó trong những lần xâm nhập về sau.

Do vậy chủng ngừa còn gọi là “tiêm chủng” hay “tiêm ngừa” là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả được thực hiện bằng cách đưa vắc-xin vào cơ thể người chưa từng bị nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn để kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại vi sinh vật trước khi chúng gây bệnh cho cơ thể. Thuốc chủng ngừa được gọi là vắc-xin.

Vắc-xin là những chế phẩm được làm từ chính vi sinh vật (hoặc từ một phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị làm yếu đi. Vì vậy vắc-xin không có khả năng gây bệnh cho cơ thể.

2. Chủng ngừa có những lợi ích gì?

Chủng ngừa bảo vệ cơ thể chúng ta không bị mắc những bệnh do vi sinh vật gây nên. Không những thế chủng ngừa còn giúp cho những người sống quanh ta không bị nhiễm căn bệnh đó. Vì khi một người bị nhiễm một mầm bệnh truyền nhiễm thì không chỉ bản thân người đó bị bệnh mà còn trở thành một đầu mối phát tán căn bệnh đó cho những người xung quanh. Do vậy, chủng ngừa giúp cho ta không bị bệnh và những ngừơi sống quanh ta cũng không bị lây bệnh bởi ta. Nhờ có chủng ngừa mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được khống chế, thậm chí được thanh toán hoàn toàn.

Từ khi y học tìm ra vắc-xin phòng bệnh, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được khống chế, đặc biệt có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được thanh toán trên toàn thế giới như bệnh Đậu mùa.

Ở nước ta với hơn 20 năm hoạt động từ năm 1985 đến nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai chủng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm như Lao, Bạch Hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Sởi, Thương hàn, Viêm gan Siêu vi B cho trẻ em và thai phụ trong toàn quốc, góp phần làm giảm rõ rệt tỷ lệ mắc các bệnh này trong dân số cả nước. Chương trình đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ như:

- Thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000.

- Loại trừ Uốn ván sơ sinh vào năm 2005.

- Khống chế bệnh Sởi.

- Tỷ lệ mắc bệnh Bạch hầu cũng giảm rõ rệt từ 3,9 ca.100.000 dân xuống còn 0,2 ca/100.000 dân.

3. Ngoài những tác dụng có lợi, chủng ngừa có thể dẫn đến những tác dụng phụ nào?

Củng như các loại thuốc, các vắc-xin có thể gây ra một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng.

Những phản ứng này thường nhẹ như sưng-đỏ-đau tại chỗ chích hoặc sốt nhẹ. Những phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra. Trước khi tiêm chủng, nhân viên y tế sẽ trao đổi với người được tiêm chủng hoặc cha mẹ của trẻ được tiêm chủng về những phản ứng sau tiêm chủng đó.

Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là nếu không chủng ngừa thì khi bị bệnh sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với những phản ứng do việc tiêm chủng gây ra.

4. Có phải chủng ngừa có thể dẫn đến một số tai biến nguy hiểm thậm chí có thể chết ngừơi? Có phải chủng ngừa cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chim sệ cánh ở trẻ?

Như đã trình bày ở trên, các phản ứng nặng sau tiêm chủng rất hiếm khi xảy ra. Thậm chí phản ứng dẫn đến tử vong chỉ là trường hợp hy hữu trên thế giới (thông thường nhỏ hơn 1/1.000.000 mũi.

Bệnh chim sệ cánh là tên gọi nôm na của bệnh “xơ hóa cơ delta”. Cơ delta là bắp cơ nằm ở đầu trên cánh tay, sát với vai. Nguyên nhân của bệnh này hiện đang được các nhà nghiên cứu. Hiện tại chưa có bằng chứng cho rằng tiêm ngừa có thể là nguyên nhân của bệnh chim sệ cánh.

5. Những đối tượng nào cần phải chủng ngừa?

Mọi người đều cần phải chủng ngừa để được bảo vệ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các đối tượng cần ưu tiên được chủng ngừa bao gồm:

- Trẻ em

- Thai phụ

- Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ

- Tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm.

Việc tiêm ngừa có thể tạm hoãn đối với những người đang có tình trạng nhiễm trùng cấp tính hoặc có dị ứng với những thành phần của vắc-xin.

Các vắc-xin sống thường không được tiêm cho phụ nữ có thai. Vì vậy trước khi tiêm ngừa, cần phải được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn lịch tiêm chủng phù hợp.

6. Khi nào cần chủng ngừa?

Việc chủng ngừa có thể được thực hiện ngay từ lúc trẻ còn rất nhỏ (vì dụ chủng ngừa Lao được thực hiện ngay sau khi sinh) cho đến suốt đời. Tùy theo lứa tuổi có thể có đáp ứng miễn dịch, tình trạng sức khỏe bản thân cũng như các yếu tố gia đình, điều kiện môi trường xung quanh… sẽ có những khuyến cáo sử dụng các loại vắc-xin phù hợp cho từng đối tượng. Việc bắt đầu chủng ngừa một loại vắc-xin cần phải tuân thủ theo lịch tiêm chủng do các nhà khoa học đưa ra sau nhiều năm nghiên cứu và phải có chỉ định tiêm ngừa và theo dõi của nhân viên y tế.

7. Cần phải chủng ngừa những bệnh nào?

Hiện nay nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc-xin phòng bệnh nhờ đó số người bị những bệnh này đã giảm xuống rõ rệt. Một số các bệnh cần chủng ngừa trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia gồm: Lao, Bại liệt, Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Sởi và Viêm gan siêu vi B. Chương trình áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai và được thực hiện tại tất cả các trạm y tế phừơng xã, các phòng khám sức khỏe trẻ em quận huyện và Khoa sản của các bệnh viện công lập.

Ngoài ra, các cơ sở y tế được phép tổ chức tiêm ngừa như các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm y tế quận huyện có thể thực hiện chủng ngừa nhiều loại vắc-xin phòng các bệnh như Viêm gan siêu vi A, Viêm gan Siêu vi B, Viêm não Nhật Bản, Thương hàn, Quai bị, Sởi, Rubella, Thủy đậu (Trái rạ), Viêm màng não mủ do Haemophilus influenza type B (Hib), Viêm màng não mủ do não mô cầu, Cúm, Viêm phổi, Bại liệt… cho tất cả những ai có nhu cầu.

8. Nên đi chủng ngừa tại những cơ sở y tế nào?

Có thể đi chủng ngừa tại tất cả các cơ sở y tế được phép tổ chức tiêm ngừa có tuân thủ các nguyên tắc trong an toàn tiêm chủng từ khám chỉ định trước khi tiêm, dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin, kỹ thuật tiêm chủng.

9. Xử trí như thế nào khi bị những tác dụng phụ sau chủng ngừa?

Tùy theo loại tác dụng phụ sau khi chủng ngừa sẽ có những cách xử trí khác nhau.

* Đối với những phản ứng nhẹ như sưng đau tại chỗ tiêm và sốt nhẹ, có thể xử trí tại nhà bằng cách cho uống Paracetamol và chườm lạnh chỗ tiêm.

* Đối với những phản ứng nặng hơn như sốt cao, co giật, tím tái… cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thích hợp.

* Điều cần lưu ý là phải theo dõi các phản ứng sau tiêm vắc-xin, nếu có da tím tái, mệt, sốt cao, trẻ khóc nhiều không dứt cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất.

10. Kết luận

* Chủng ngừa là để tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại các vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Do vậy chủng ngừa giúp cơ thể không mắc bệnh khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và góp phần làm giảm số mắc bệnh, tử vong trong cộng đồng.

* Vắc-xin được làm từ một phần cấu trúc của vi sinh vật hoặc từ chính vi sinh vật đó nhưng đã chết hoặc bị làm yếu đi. Do vậy vắc-xin không gây bệnh cho cơ thể.

* Chủng ngừa có thể dẫn đến một số phản ứng nhẹ như: sốt, sưng đau tại chỗ tiêm. Các phản ứng nặng hơn hiếm khi xảy ra. Các phản ứng nhẹ sau tiêm có thể được xử trí tại nhà.

* Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tiêm chủng là nguyên nhân gây ra bệnh “chim sệ cánh”.

* Cần lưu ý rằng nếu không chủng ngừa thì khi bị bệnh sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với các phản ứng do tiêm chủng gây ra.

Tóm lại, tiêm chủng phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện nay, góp phần bảo vệ sức khỏe và đem lại cuộc sống tươi vui cho mọi người. Cùng với sự ra đời và phát triển của tiêm chủng phòng bệnh, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã bị đẩy lùi. Để tiêm chủng phòng bệnh luôn là bạn đồng hành trên con đường bảo vệ sức khỏe mỗi người chúng ta hãy thực hiện theo đúng những hướng dẫn, khuyến cáo về tiêm chủng phòng bệnh của những nhà y học, góp phần bảo vệ bản thân, gia đình và những ngừơi sống quanh ta tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Nguồn: Medinet

Theo Khoa Dịch tễ - Trung tâm Y tế Dự phòng
Xem chi tiết...
07:53

Những điều cần biết về việc tiêm phòng cho trẻ em

Cho đến nay, nhiều bà mẹ đã thấy rõ lợi ích to lớn của việc tiêm phòng cho trẻ, và đã tích cực đưa trẻ đi tiêm phòng. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số bạn chưa hiểu rõ điều này. Chúng tôi đã gặp không ít bà mẹ đã tỏ ra ngần ngại khi được động viên đưa trẻ đi tiêm phòng. Một số bà mẹ thoái thác: "Cháu đi tiêm phòng mấy lần về đều bị phản ứng, phát sốt lên, cả nhà sợ lắm, thôi xin BS miễn cho cháu kỳ này", hoặc có bà mẹ từ chối hẳn: "gia đình chúng tôi thật không dám cho cháu đi chích ngừa lao nữa, vì trước đây anh cháu đi chích về đã bị sưng hạch ở nách, phải chữa hàng tháng mới khỏi..." hoặc "cháu uống thuốc ngừa bại liệt song thì bị tiêu chảy ngay, nên lần này không dám cho cháu đi uống nữa"...

Xem xét các trường hợp trên, chúng tôi đã thấy rằng hầu hết các trẻ đó đều không có chống chỉ định trong tiêm phòng, nghĩa là vẫn có thể tiêm phòng trong an toàn. Có những ngần ngại hoặc những từ chối trên kia, chỉ là do bà mẹ chưa hiểu hết đầy đủ về việc tiêm phòng thôi.

Tác giả viết bài này với mục đích trình bày để các bà mẹ hiểu rõ 2 điều: những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng và những chống chỉ định trong tiêm phòng; để các bà mẹ yên tâm, tích cực cho trẻ đi tiêm phòng và hiểu rõ hơn những trường hợp nào thì cần tránh tiêm phòng.

I. Những phản ứng không mong muốn của việc tiêm phòng:

Tiêm phòng là một biện pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh: điều đó chắc mọi chúng ta đều rõ. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, trong 1 số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng ở trẻ. Những phản ứng này, thầy thuốc không mong muốn có, gia đình lại càng không mong muốn có, cho nên được gọi là những phản ứng không mong muốn. Vậy những phản ứng đó ra sao? Có nguy hại cho trẻ không? Có làm mất tác dụng phòng bệnh của thuốc không? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề trên đây.

1. Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc. Một số trẻ khác lại thấy nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi.

2. Phản ứng toàn thân: ở đây, sốt là chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộân này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị. Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Chúng tôi chưa hề gặp một tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.

3. Phản ứng ngoài da: Ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra 2-10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêôn. Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm phòng, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi không cần dùng thuốc. Chỉ có một số trường hợp ban mề đay, nếu gây khó chịu nhiều cho trẻ, thì có thể dùng thêm 1 số thuốc chống dị ứng (Sirop Phenergan, Sirop Promethazine...).

4. Tai biến thần kinh: Đây mới là các tai biến đáng quan tâm hơn cả. Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng bệnh ho gà, có thể bị co giật (làm kinh) đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Phần lớn các trẻ này, qua điều tra, đã thấy có tiền sử có những cơn làm kinh từ trước khi tiêm phòng ho gà. Tỷ lệ các trẻ làm kinh là khoảng 0,6%, nghĩa là trong 1.000 trẻ em tiêm phòng ho gà, thì có khoảng 6 trẻ có thể lên cơn co giật (hầu hết đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó). Đại đa số trường hợp nói trên đều qua khỏi; chúng tôi chưa gặp 1 trường hợp nào nguy hiểm đến tính mạng trong số các trẻ nói trên. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng việc tiêm phòng ho gà cho những trẻ đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đây, và cũng có thể miễn cho các trẻ này. Nếu xét thấy không thật sự cần thiết. Ở một số quốc gia, tình trạng này được coi là 1 "chống chỉ định" cho việc tiêm phòng ho gà.

Đặc biệt, một số ít trường hợp bệnh não có thể xảy ra, cũng ở những trẻ tiêm phòng ho gà mà đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó. Những trẻ này thường nhỏ tuổi (dưới 6 tháng), sau khi tiêm có thể bị hôn mê, co giật, nôn ói... và có thể để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, số trẻ bị bệnh não này rất hiếm: theo 1 công trình nghiên cứu quốc tế, thì chỉ chiếm 1 phần triệu số trẻ tiêm phòng nói trên. Đối với những trẻ này, dĩ nhiên nên cho miễn việc chích ngừa ho gà.

5. Hội chứng "rên la kéo dài": Một số trẻ, thường ở lứa tuổi 3-6 tháng sau tiêm phòng khoảng 6-10 giờ, bổng phát ra những tiếng rên, có khi la hét to lên. Sự rên la này có thể xảy ra ở khoảng dưới 3% số trẻ tiêm phòng. Những tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng nhiều khi thầy thuốc buộc phải dùng thuốc an thần để làm yên trẻ, và để gia đình an tâm. Tác giả đã có trường hợp phải dùng thuốc ngủ (Gerdenal) cho 1 trẻ la hét quá dữ. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp nói trên - chỉ do ảnh hưởng của thuốc tới thần kinh của trẻ - đều qua khỏi không gây biến chứng gì.

6. Viêm hạch: Ở một số trẻ nhỏ, sau khi tiêm thuốc phòng lao (BCG) có thể thấy nổi hạch ở nách, bên phía mới tiêm phòng: trẻ đã có hiện tượng "viêm hạch nách do tiêm phòng lao". Viêm hạch này có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng khoảng 3 đến 5 tuần, và có 2 loại: viêm hạch đơn thuần và viêm hạch hóa mủ.
Viêm hạch đơn thuần, là hạch nổi sưng to lên thường to bằng hạt đậu phộng (hột lạc), sờ vào hơi cứng, nhưng không có mủ ở trong, và thường sưng kéo dài khoảng 1 tháng rồi tự khỏi. Theo 1 thống kê quốc tế, thì tình trạng viêm hạch đơn thuần này có thể xảy ra ở khoảng 6-12% số trẻ tiêm phòng lao, và thường không gây khó chịu gì cho trẻ.

Loại viêm hạch hóa mủ gây phiền phức hơn: hạch sưng tấy lên, to dần, có khi bằng 1 quả chanh, ấn vào thấy lũng nhũng vì mủ ở trong. Hạch này có thể tự vỡ, mủ chảy ra, rồi sau khi được rửa sạch hàng ngày, sẽ khỏi dần. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật: mổ ra, nạo mủ, rồi băng lại. Dĩ nhiên, cũng phải rửa sạch hàng ngày. Loại viêm hạch hóa mủ này có thể xảy ra ở khoảng 0,1-4,3% trẻ tiêm phòng lao, theo 1 thống kê quốc tế.

Thông thường, ở những trẻ có viêm hạch như kể trên, tình trạng toàn thân vẫn tốt, trẻ không sốt, và vẫn có thể tăng cân đều đặn như mọi trẻ bình thường khác.

Chứng viêm hạch nói trên - tuy được coi là một phản ứng đặc biệt của việc tiêm phòng lao - nhưng cũng đôi khi, rất hiếm, có thể xảy ra sau tiêm phòng thuốc khác, như sau khi tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêôn.
Nói chung, các hiện tượng viêm hạch kể trên đều không gây nguy hiểm gì cho trẻ và đều qua khỏi sau 1 thời gian. Điều đáng ghi nhớ, là các hiện tượng đó không hề làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm phòng.


II. Những chống chỉ định của tiêm phòng:

Mặc dù việc tiêm phòng đôi khi có thể gây ra những "phản ứng không mong muốn" như đã nói trên, nhưng vẫn cần được khuyến khích, vì ích lợi to lớn của nó: phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có một trường hợp không nên tiêm phòng: đó là những trẻ đang ở trong tình trạng mà việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm. Những trường hợp này được coi là "chống chỉ định" của việc tiêm phòng.

Những trường hợp "chống chỉ định" đó gồm có:

1. Chống chỉ định tạm thời:

* Trẻ đang sốt.
* Trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi v.v...).
* Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức.
* Đang bị viêm da mủ (bệnh ngoài da, có mủ), hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).

2. Chống chỉ định lâu dài

* Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch (có nước) màng phổi..., nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v...).

3. Một số chống chỉ định đặc biệt

* Đối với tiêm phòng lao: nên tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; các trẻ đang bị bệnh cấp tính; các trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.
* Đối với tiêm phòng sởi: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh bạch cầu (1 dạng ung thư máu), các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid (như "đề xa": dexamethasone, v.v...).
* Đối với tiêm phòng thương hàn: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong 1 tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng (như đang trong thời kỳ có cơn suyễn phế quản, v.v...).

Tại sao lại có những trường hợp "chống chỉ định" như trên? Là vì - nói đơn giản - sau nhiều năm nghiên cứu, đã thấy việc tiêm phòng, trong các trường hợp đó có thể gây ra những tai biến đáng tiếc.

Để kết luận, có thể ghi nhớ như sau: việc tiêm phòng cho trẻ luôn luôn là cần thiết, vì những lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, những phản ứng tạm thời của 1 số trường hợp không gây nguy hại cho trẻ, và cũng không làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm phòng. Chỉ duy có 1 số trường hợp cần tránh tiêm phòng - trong 1 thời gian - thì cần ghi nhớ. Do đó, trước khi cho trẻ tiêm phòng, bà mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khỏe trước đây và hiện nay của trẻ, để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm phòng và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Có thể tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi đưa trẻ đến nơi tiêm phòng.

BS. BÙI XUÂN VĨNH
(Sức khoẻ & Đời sống)
Xem chi tiết...
07:52

Phản ứng phụ khi tiêm vacxin

Phản ứng phụ khi tiêm vacxin

Khi tiếp nhận vacxin, cơ thể huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần. Ngoài phản ứng có ích đó, vacxin vẫn gây những tác dụng ngoài ý muốn, do các thành phần thừa (không phải là thành phần kháng nguyên mang tính quyết định) gây ra.

Để hạn chế phản ứng phụ, các nhà sản xuất phải hoàn thiện quy trình sản xuất và kiểm định, loại bỏ các thành phần phụ không phải là kháng nguyên, giảm hàm lượng kháng nguyên đến mức tối thiểu, kết hợp nhiều kháng nguyên để giảm mũi tiêm và số lần tiêm, chuyển dạng trình bày từ tiêm sang uống...

Về phía các nhân viên y tế thực hiện tiêm chủng, ngoài việc luôn bảo quản vacxin trong tủ lạnh (2-8 độ C), dùng bơm tiêm 1 lần, thao tác vô trùng, tiêm đúng cách, họ còn phải tuân thủ 2 quy định sau:

  • Loại trừ tối đa các diện chống chỉ định, thường hoãn tiêm cho người đang có bệnh cấp tính và một số bệnh mạn tính nặng, trẻ đang sốt hay tiêu chảy. Một số trường hợp không dùng vacxin cho phụ nữ có thai (như vacxin não mô cầu A+C) hay trẻ dưới 2 tuổi vì không gây được hiệu quả miễn dịch (như vacxin thương hàn vi).
  • Trong diện chỉ định, chú ý đến trẻ yếu, còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy. Các đối tượng này phải được theo dõi riêng chặt chẽ suốt 2-4 tuần sau tiêm, áp dụng các biện pháp hỗ trợ như chế độ nuôi dưỡng, tăng cường khoáng và vitamin, các chất bổ tạo máu, thuốc giải mẫn cảm hạ sốt và enzym trị liệu.

Bảng 1: Đánh giá mức độ phản ứng phụ toàn thân và tại chỗ:

Mức độ

Phản ứng toàn thân

Phản ứng tại chỗ

Yếu

Thân nhiệt 37-37,5 độ C

Đường kính nốt tiêm sưng <>

Trung bình

Thân nhiệt 37,6-38,5 độ C

Đường kính nốt tiêm sưng 2,5- 5cm

Mạnh

Thân nhiệt 38,5 độ C

Đường kính nốt tiêm sưng > 5cm

Bảng 2: Phản ứng phụ của các loại vacxin thông thường:

Tên vacxin

Bản chất

Phản ứng phụ

DPT

DP và TT (hay VAT)

Giải độc tố tinh chế cô đặc bạch hầu, uốn ván (DP) và uốn ván (TT)

Ít phản ứng phụ hơn DPT, có sốt nhẹ <>

BCG

Đa số: Tạo cục cứng, sưng đỏ, loét, để lại sẹo tại chỗ tiêm; sưng hạch nhẹ ở gần nơi tiêm, có sốt

Dại

Virus chiết từ não chuột ổ (vacxin Fuenzalida) và nuôi cấy tế bào

- Có phản ứng toàn thân, mệt mỏi, khát nước, đau đầu nhẹ.
- Rất hiếm: Viêm não tủy dị ứng, viêm đa dây thần kinh.

Tả uống

Lợm giọng, buồn nôn, tiêu chảy

Thương hàn vi

Kháng nguyên tinh khiết Vi của vi khuẩn thương hàn

- Thường gặp: Đau nhẹ tại chỗ tiêm trong vòng 1 ngày.
- Hiếm gặp: Sưng đỏ cứng chỗ tiêm, có sốt (thường nhẹ).

Viêm gan B

Mảnh virus bất hoạt điều chế từ huyết tương người (thế hệ 1) và từ nấm men tái tổ hợp gene (thế hệ 2).

- Thường gặp: Đau nhẹ, ngứa tại chỗ tiêm (hết nhanh sau 1-2 ngày).
- Hiếm: Sốt, đau cổ, chóng mặt, ban, mề đay, nôn và tiêu chảy.
- Rất hiếm: Co thắt phế quản, ngất, viêm khớp, hạ huyết áp, bệnh thần kinh, phù, rối loạn tiêu hóa, loạn thị và liệt.
- Cực hiếm: Phản ứng quá mẫn.

Viêm não Nhật Bản

Thường gặp: Đau, sưng đỏ nơi tiêm; có thể gây sốt, ớn lạnh, nhức đầu (chỉ xảy ra trong 2-3 ngày sau tiêm).

TS Lê Văn Hiệp, Sức Khoẻ & Đời Sống


Xem chi tiết...
07:51

Các loại vaccin

VĂC XIN PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU - HO GÀ - UỐN VÁN: VĂC XIN DPT

Văc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và văc xin ho gà. Văc xin ở dạng dung dịch. Nếu để lọ văc xin thẳng đứng trong một thời gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới đáy trông như dải cát mịn dưới đáy lọ. Chính vì vậy trước khi sử dụng cán bộ y tế phải lắc lọ để trộn đều văc xin.

Lưu ý văc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ tử 2 đến 8 độ C, không được để lọ văc xin bị đông băng. Nếu văc xin bị đông băng thì phải hủy bỏ.

Số liều tiêm chủng văc xin: tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau:

  • Trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1
  • Trẻ 3 tháng tuổi tiêm mũi 2
  • Trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi 3

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm văc xin DPT:

Những phản ứng sau tiêm văc xin DPT thường nhẹ và thường gặp là:

Sốt. Có thể tới một nửa trẻ em sau tiêm DPT bị sốt và buổi tối. Sốt có thể hết sau 1 ngày. Cần lưu ý là sốt xuất hiện sau 24 tiếng đồng hồ có thể không phải là do phản ứng đối với văc xin DPT. Nếu trẻ sốt nhẹ chỉ cần chườm mát cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc hạ sốt thích hợp ngay sau khi tiêm và sau 4 đến 8 tiếng sẽ có tác dụng giảm sốt cũng như phản ứng tại chỗ.

Đau nhức. Có thể tới một nửa số trẻ bị đau, nổi ban, sưng tại chỗ.

Trẻ có thể quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ có thể do đau. Hiện tượng này có thể gặp trên 1% số trẻ.

Những phản ứng khác nghiêm trọng hơn như co giật (thường liên quan đến sốt, chiếm tỷ lệ 1/12.500 liều được tiêm) và giảm trương lực cơ (chiếm tỷ lệ 1/1.750 liều được tiêm). Phản ứng quá mãn thường rất hiếm gặp. Cho đến nay không có một bằng chứng nào cho thấy văc xin DPT là nguyên nhân gây nên những rối loạn thần kinh nghiêm trọng, ví dụ như viêm não.

VĂC XIN PHÒNG LAO: VĂC XIN BCG

Văc xin BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo. Trước khi sử dụng phải hoà tan văc xin với dung môi đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh, văc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Phần văc xin còn lại trong lọ sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải huỷ bỏ.

Lịch tiêm văc xin: Trẻ được tiêm 1 liều, ngay sau khi sinh, càng sớm càng tốt.

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm văc xin BCG:

Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thông thường, ngay sau khi tiêm văc xin BCG, thường xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch phòng bệnh.

Những phản ứng khác có thể gặp là sưng và áp xe. Có thể nổi hạch ở nach hoặc khuỷu tay, một số trường hợp dẫn đến áp xe. Nổi hạch hoặc áp xe thường xảy ra thường xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng hoặc tiêm quá liều văc xin, phổ biến nhất là thay vì tiêm văc xin BCG trong da thì lại tiêm dưới da.

Phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra khi tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau khi tiêm BCG, hay xảy ra ở nhưũng trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng.

VĂC XIN PHÒNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT B

Văc xin viêm gan B có dạng dung dịch đóng lọ 1 liều hoặc 2 liều hoặc trong bơm kim tiêm tự khoá.

Văc xin viêm gan B chỉ chứa một loại kháng nguyên duy nhất gọi là văc xin đơn giá. Ngoài ra nó cũng có thể kết hợp với một số văc xin khác tạo thành văc xin phối hợp.

Tuy nhiên chỉ có loại văc xin viêm gan B đơn giá mới được sử dụng tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh.

Nếu để lọ văc xin viêm gan B trong thời gian dài sẽ thấy lọ văc xin sẽ chia thành 2 phần dung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ. Do đó phải lắc kỹ trước khi sử dụng. Văc xin viêm gan B không được để đông băng. Nếu vắc xin đã bị đông băng thì phải huỷ bỏ.

Lịch tiêm văc xin viêm gan B:

  • Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
  • Mũi 3: Tiêm khi trẻ 4 tháng tuổi

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm văc xin viêm gan B:

Văc xin viêm gan B là một trong nhưũng văc xin an toàn nhất. Những phản ứng nhẹ có thể gặp là:

Có khoảng 15% người lớn và 5% trẻ nhỏ cảm thấy đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm. Khoảng 1% đến 6% trẻ có biểu hiện sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày sau tiêm.

Dị ứng cũng như những biến chứng do văc xin này là rất hiếm. Phản ứng dị ứng như nổi ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.

VĂC XIN PHÒNG BỆNH SỞI

Văc xin sởi:

Văc xin sởi được đóng gói dưới dạng đông khô theo dung môi pha hồi chỉnh. Văc xin cần pha hồi chỉnh trước khi sử dụng và chỉ sử dụng dung môi được cấp cùng với văc xin. Văc xin sởi sau khi pha hồi chỉnh vẫn phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8oC. Cán bộ y tế cần huỷ bỏ văc xin còn trong lọ sau 6 giờ hoặc sau mỗi buổi tiêm chủng.

Lịch tiêm chủng văc xin sởi:

Mũi 1 văc xin sởi tiêm khi trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi.

Và trẻ em phải có cơ hội được tiêm văc xin sởi lần 2. Tiêm nhắc văc xin sởi sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ được nhận ít nhất 1 liều văc xin sởi để củng cố miễn dịch sởi ở những trẻ không đáp ứng miễn dịch ở lần tiêm trước. Tiêm văc xin sởi lần 2 có thể được thực hiện trong tiêm chủng thường xuyên hoặc trong những chiến dịch tiêm chủng.

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm văc xin Sởi:

Những phản ứng nhẹ do văc xin có thể là: Một vài trẻ cảm thấy đau tại nơi tiêm trong vòng 24 giờ sau tiêm. Phần lớn phản ứng này sẽ mất đi trong vòng 2 đến 3 ngày mà không phải điều trị gì. Khoảng 5% trẻ có biểu hiện sốt sau khi tiêm 5 đến 12 ngày và sốt 1 đến 2 ngày. Chỉ 1/20 trẻ có biểu hiện ban nhẹ trong khoảng 5 đến 12 ngày sau tiêm. Ban cũng thường kéo dài trong khoảng 2 ngày.

Những phản ứng nặng rất hiếm gặp; ước tính có khoảng 1trường hợp bị quá mẫn với văc xin trên 1 triệu liều văc xin, 1 trường hợp dị ứng trên 100.000 liều văc xin và số trường hợp bị giảm tiểu cầu là 1/30.000 liều văc xin được tiêm.

VĂC XIN PHÒNG BỆNH BẠI LIỆT

Văc xin Bại liệt uống OPV là văc xin sống giảm độc lực. Văc xin được đóng gói dưới dạng dung dịch dưới 2 hình thức: ống văc xin nhỏ bằng nhựa hoặc lọ thuỷ tinh và ống nhỏ giọt được đựng trong 1 túi riêng.

Lịch uống văc xin bại liệt:

  • Lần 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi
  • Lần 2: Khi trẻ 3 tháng tuổi
  • Lần 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi

Uống OPV bổ sung: Đây là chiến lược quan trọng để thanh toán bệnh bại liệt và thường được tổ chức bằng những chiến dịch có quy mô lớn. Có thể thựuc hiện nhiều chiến dịch uống OPV mà không gây nguy hiểm do uống nhiều liều văc xin OPV.

Tính an toàn và những phản ứng sau uống văc xin bại liệt:

Phản ứng phụ khi uống văc xin OPV rất ít. Chỉ có khoảng dưới 1% tổng số người uống văc xin có biẻu hiện đau đầu, tiêu chảy hoặc đau cơ.

Nguy cơ về liệt do văc xin là rất nhỏ, với tỷ lệ khoảng 2 đến 4 trường hợp/ 1triệu trẻ được uống văc xin.

VẮC XIN UỐN VÁN

Vắc xin uốn ván bảo vệ cơ thể phòng bệnh uốn ván. Vắc xin uốn ván có dạng dung dịch đóng trong lọ thủy tinh. Ngoài ra nó còn được đóng sẵn trong bơm kim tiêm tự khóa. Có một vài dạng chế phẩm chứa thành phần uốn ván:

Vắc xin uốn ván có tác dụng phòng bệnh uốn ván và bệnh uốn ván sơ sinh.

Vắc xin DPT (bạch hầu - ho gà - uốn ván ) phòng được các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván (xem phần 1 của bài này)

Vắc xin DT (bạch hầu - uốn ván) phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván. Do loại vắc xin này có chưa giải độc tố bạch hầu ở mức cao nên nó không được sử dụng để tiêm cho trẻ trên 6 tuổi hoặc người lớn.

Vắc xin Td (vắc xin uốn ván - bạch hầu cho người lớn) cũng giống như DT nhưng thành phần bạch hầu thấp hơn. Loại vắc xin này phù hợp với những trẻ trên 6 tuổi và người lớn kể cả phụ nữ có thai. Sự xuất hiện của Td càng tăng thêm khả năng phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.

Vắc xin TT hoặc Td khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh uốn ván cho mẹ mà còn phòng uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm vắc xin TT hoặc Td, kháng thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong khi sinh và sau đó 1 vài tháng. Đồng thời kháng thể cũng phòng uốn ván cho bà mẹ.

3 liều vắc xin TT hoặc Td có khả năng phòng uốn ván cho bà mẹ và uốn ván sơ sinh ít nhất 5 năm. Nếu tiêm 5 liều có thể phòng uốn ván trong suốt thời kỳ sinh đẻ.

Nếu để lắng lọ vắc xin TT trong thời gian dài, lọ vắc xin sẽ chia thành 2 phần dung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ. Do đó phải lắc kỹ trước khi sử dụng. Vắc xin TT/DT/Td/DPT không được để đông băng. Nếu vắc xin đã bị đông băng phải hủy bỏ.

Tính an toàn của vắc xin TT, Td, DT và những phản ứng sau tiêm.

Những vắc xin có chứa thành phần uốn ván thường là phản ứng nhẹ, ít gây phản ứng nặng.

Những phản ứng nhẹ do vắc xin uốn ván, Td và DT gồm:

Có khoảng 1/10 trường hợp sau tiêm 1 – 3 ngày có biểu hiện đau nhẹ, nổi mẩn, nóng và sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm. Những phản ứng nhẹ này trở nên phổ biến hơn ở những lần tiêm sau và có thể gặp ở 50 đến 80% những người tiêm nhắc.

Khoảng 1/10 trường hợp được tiêm có biểu hiện sốt nhẹ sau tiêm.

Lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai

Liều TT hoặc Td Thời gian tiêm Thời gian bả o vệ
1 Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao. Không
2 Ít nhất 4 tuần sau lần 1 1 đến 3 năm
3 Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. Tối thiểu 5 năm
4 Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. Tối thiểu 10 năm
5 Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. Trong suốt thời kỳ sinh đẻ và có thể lâu hơn

Để phòng bệnh uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cần tăng tỷ lệ nữ được tiêm vắc xin có thành phần uốn ván khi còn nhỏ hoặc ở tuổi học đường. Khi đến tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc uốn ván mẹ và uốn ván sơ sinh sẽ giảm xuống: tiêm đúng, đủ 3 liều DPT ở trẻ nhỏ có giá trị bảo vệ tương đương 2 liều uốn ván/Td ở người lớn.

VĂC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (JE) *

Vắc xin là gì?

Là vắc xin bất hoạt được sản xuất từ não chuột gây nhiễm với vi rút Viêm não Nhật Bản chủng Nakayama. Vắc xin dạng dung dịch đóng lọ 10 liều.

Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2ºC đến 8°C, không được để đông băng vắc xin.

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?

Phản ứng nhẹ có thể gặp:

Đau nhức. Một số ít trường hợp có thể đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm

Sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ thường ít gặp

Lịch tiêm chủng văc xin:

Tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trể từ 1 tuổi trở lên, không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Mũi 2 cách mũi 1: 7 đến 14 ngày

Mũi 3 cách mũi 2: 1 năm

VĂC XIN THƯƠNG HÀN *

Vắc xin thương hàn được làm từ polysaccharide của vỏ vi khuẩn thương hàn Salmonella typhi.

Vắc xin dạng dung dịch đóng lọ 20 liều. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2ºC đến 8°C, không được để đông băng vắc xin.

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?

Những phản ứng nhẹ có thể gặp:

Tại nơi tiêm có sưng nề nhẹ và hết trong vòng 24 giờ đầu.

Một số trường hợp có sốt nhẹ, rÊt hiếm trường hợp sốt cao trên 39ºC. Triệu chứng sốt nhẹ thường hết sau 24 giờ kể từ khi tiêm vắc xin.

Lịch tiêm chủng văc xin:

Tiêm 1 liều cho trẻ từ 3 tuổi trở lên

VĂC XIN TẢ *

Vắc xin tả uống

Vắc xin tả uống được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả thuộc týp sinh học cổ điển và chủng mới O 139. Đây là vắc xin toàn thân vi khuẩn đã được bất hoạt.

Vắc xin dạng dung dịch được sử dụng theo đường uống. Khi để lọ vắc xin thẳng đứng trong thời gian dài, các vi khuẩn bị lắng xuống dưới đáy lọ, do vậy khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều vắc xin. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2ºC đến 8°C, không được để đông băng vắc xin.

Tính an toàn và những phản ứng sau uống?

Sau khi uống vắc xin tả thường không có phản ứng phụ.

Phản ứng hay gặp là cảm giác buồn nôn

Văc xin tả an toàn, cho đến nay không có bằng chứng nào ghi nhận sử dụng văc xin tả có thể gây bệnh tả.

Lịch uống văc xin phòng bệnh tả

Số liều: 2 liều cách nhau 2 tuần
Lịch uống: Miễn dịch cơ bản: uống 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều là 14 ngày.

Thường thực hiện cho uống theo phương thức chiến dịch và trước mùa dịch hàng năm

Chống chỉ định: Đang mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính

Các bệnh cấp và mãn tính đang thời kỳ tiến triển

* Các văc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản, Tả, Thương hàn được triển khai tiêm chủng miễn phí cho trẻ em ở những vùng nguy cơ cao của bệnh.

VIÊM GAN A

1. Viêm gan A là gì?

Mỗi năm có tới 23.000 người Mỹ bị viêm gan A - một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Giống như các virus gây viêm gan khác HAV làm gan bị viêm, ảnh hưởng tới chức năng gan.

Điều này rất có ý nghĩa vì gan thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng - khử độc, hỗ trợ tiêu hóa và sản sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tối quan trọng.

Hầu hết mọi người nhiễm HAV từ thực phẩm và nước nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm HAV. Bạn đặc biệt có nguy cơ nhiễm nếu bạn là khách du lịch quốc tế - nhất là đến các nước đang phát triển hoặc nếu bạn là người đồng tính luyến ái nam.

May mắn thay, trong hầu hết các trường hợp nhiễm HAV, gan thường khỏi hoàn toàn mà không gây vấn đề nghiêm trọng nào. Những trường hợp nhẹ không cần điều trị, và hầu hết những người nhiễm đều bình phục hoàn toàn mà không bị tổn thương gan mạn tính. Không như viêm gan B và C, viêm gan A không tiến triển thành viêm gan mạn hay xơ gan. Hơn nữa, hiện đã có vắc cin cho những người có nguy cơ nhất.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Một số người có thể bị viêm gan A mà không hề có triệu chứng. Trẻ nhỏ thường bị nhẹ, trong khi triệu chứng ở trẻ lớn và người lớn thường nặng hơn. Nhìn chung bạn sẽ có vi rút từ 2 đến 3 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng thường xuất hiện, đột ngột và bạn dễ nhầm là nhiễm cúm đường ruột. Các triệu chứng hay gặp bao gồm:

- Mệt mỏi

- Buồn nôn và nôn

- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu bụng, đặc biệt đau vùng gan ở dưới sườn phải.

- Chán ăn

- Sốt nhẹ

- Vàng da và mắt. Không phải tất cả các bệnh nhân viêm gan A đều bị vàng da. Triệu chứng này sảy ra khi gan không thể loại bỏ được bilirubin trong máu. Bilirubin sẽ tích luỹ và lắng đọng ở da gây vàng da.

- Đau cơ

- Ngứa

Bạn sẽ thấy khỏe hơn sau khi hết các triệu chứng, và gan bạn có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng. Khoảng 15% bệnh nhân viêm gan A bị tái phát sau 6-9 tháng.

3. Nguyên nhân

Gan nằm ở vùng bụng bên phải, ngay dưới xương sườn. gan thực hiện hơn 500 chức năng sống. Bao gồm xử lý hầu hết các chất dinh dưỡng từ ruột, đào thải thuốc, rượu và các chất có hại khác ra khỏi máu và tạo mật - dịch màu xanh lục chứa trong túi mật để giúp tiêu hóa mỡ. Gan cũng sản sinh cholesterol, các yếu tố đông máu và một số protein khác.

Vì tính chất phức tạp và sự tiếp xúc của gan với rất nhiều chất độc, nên gan rất dễ bị bệnh. Nhưng gan có khả năng tái sinh đáng kinh ngạc - nó có thể tự lành bệnh bằng cách thay thế hoặc sửa chữa các tế bào tổn thương. Nó cũng có thể tạo ra tế bào mới đảm nhiệm chức năng của các tế bào tổn hại vĩnh viễn hoặc cho đến khi tổn thương được khắc phục, gan vẫn dễ bị một số bệnh, bao gồm viêm gan virus.

Viêm gan A là một trong 6 chủng gây viêm gan virus hiện đã được xác định - các loại khác là B, C, D, E và G. Các chủng này khác nhau về đường lây truyền và mức độ nặng của bệnh.

HAV thường lây truyền theo đường "phân-miệng". Điều này có nghĩa là một người nhiễm virus đã bốc thức ăn cho bạn mà không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Bạn cũng có thể nhiễm virus do uống nước nhiễm bẩn, ăn sống các loại động vật có vỏ (sò, cua, tôm...) từ nguồn nước bị nhiễm nước thải, hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh - cho dù người đó không có triệu chứng. Trên thực tế, bệnh lây lan mạnh nhất trước khi các triệu chứng xuất hiện.

4. Yếu tố nguy cơ

Khoảng 1/3 dân số Mỹ có kháng thể kháng HAV, điều này có nghĩa là họ đã có lúc tiếp xúc với virus. Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm nếu bạn:

- Đi du lịch hoặc công tác ở vùng có tỷ lệ viêm gan A cao. bao gồm nhiều nước ở châu Phi, châu Á, Ấn Độ và Nam Mỹ. Bạn vẫn có nguy cơ cho dù bạn nghỉ tại các khách sạn sang trọng và bạn rất cẩn thận khi ăn uống.

- Sống trong cộng đồng dân da đỏ, thổ dân Alaska hoặc các cộng đồng khác nơi thiếu các dịch vụ công cộng thường dẫn tới những vụ dịch viêm gan A.

- Có quan hệ tình dục đồng giới nam hoặc lưỡng giới.

- Làm việc trong cơ sở nghiên cứu có tiếp xúc với virus.

- Mắc bệnh máu khó đông hoặc dùng các yếu tố đông máu để điều trị bệnh khác. Đôi khi viêm gan A có thể lây truyền qua truyền máu.

Nhìn chung, người chế biến thức ăn, nhân viên y tế và trẻ em đi nhà trẻ không bị tăng nguy cơ nhiễm HVA. Mặc dù dịch viêm gan A đôi khi sảy ra ở các nhà trẻ, song có thể phòng ngừa được nếu nhân viên chăm sóc tuân thủ việc vệ sinh cá nhân tốt.

5. Sàng lọc và chẩn đoán

Bạn nên đi khám nếu có triệu chứng của viêm gan A hoặc nghi ngờ có tiếp xúc với virus. Xét nghiệm có thể chẩn đoán chính xác bạn có bị nhiễm virus hay không.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng bilirubin trong máu. Bình thường thì chất cặn này hồng cầu chết sẽ được chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu. Nhưng tình trạng gan viêm sẽ cản trở khả năng chuyể hóa bilirubin, dẫn đến nồng độ bilirubin tăng cao trong máu. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nồng độ các men gan tăng cao trong máu như aminotranferases - được giải phóng khi gan bị tổn thương.

Mặc dù cả hai xét nghiệm này đều gợi ý sự hiện diện của viêm gan A, bạn cũng cần làm miễn dịch phóng xạ để xác định chính xác tuýp viêm gan bạn nhiễm. Xét nghiệm này xác định các kháng thể mà hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên - là những protein đặc trưng của virus. Kháng thể này có thể không xuất hiện trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng sau khi bạn bị viêm gan, bởi vậy xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả.

Hơn nữa, các kháng thể này vẫn tồn tại trong máu ngay cả khi bạn đã hồi phục. Vì vậy, sự hiện diện của một số kháng thể này không nhất thiết chỉ ra có nhiễm trùng hoạt động.

6. Biến chứng

Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A, gan hồi phục hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng mà không có tổn thương kéo dài. Hơn nữa, vi rút không tồn lưu trong cơ thể một khi bạn đã bình phục. Ở người già và người bị các bệnh khác như suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và diễn biến bệnh có thể nặng hơn.

Trong một số ít trường hợp viêm gan bùng phát - một tình trạng đe dọa tính mạng gây suy gan có thể sảy ra. Đặc biệt có nguy cơ là ở những người bị bệnh gan mạn hoặc ghép gan.

Ngoải ra, một số nghiên cứu cho rằng quá trình viêm gây ra bởi viêm gan A có thể góp phần gây cứng động mạch (xơ mỡ động mạch).

7. Điều trị

Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với viêm gan A. Thay vào đó, mục tiêu chủ yếu là đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tránh tổn thương gan vĩnh viễn. Nếu buồn nôn, bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ba bữa lớn. Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp hoặc cháo, sữa chua và bánh mì nướng. Bạn cũng có thể thấy dễ ăn vào buổi sáng hơn là buổi chiều.

Ngay sau khi bạn được chẩn đoán viêm gan A, hãy báo cho bác sĩ biết về các thuốc mà bạn đang dùng, kể cả những thuốc không kê đơn. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ngừng hay thay đổi một số thuốc. Cũng nên tránh uống rượu trong giai đoạn cấp của bệnh. Ngay cả sau khi bạn đã hồi phục, cũng không nên dùng phối hợp rượu với acetaminophen (Tylenol, các thuốc khác) vì có thể gây tổn thương gan kể cả ở người không bị viêm gan.

8. Phòng bệnh

Viêm gan siêu vi A rất dễ lây. Ngăn ngừa sự lây lan của virus bao gồm bảo vệ bạn và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh.

* Phòng bệnh cho bản thân

Các biện pháp dưới đây có thể bảo vệ bạn tránh được nhiễm HAV:

· Tiêm globulin miễn dịch hoặc vaccin viêm gan: cách tốt nhất để bảo vệ bạn là tiêm globulin miễn dịch - một chế phẩm kháng thể hoặoaëc tiêm vaccin viêm gan. Globulin miễn dịch chỉ bảo vệ bạn trong một thời gian ngắn trong khi vaccin viêm gan có thể bảo vệ bạn tới 20 năm. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận vaccin viêm gan A đầu tiên từ giữa những năm 1990. Những loại vaccin Havrix và Vaqta này chứa dạng HAV bất hoạt an toàn cho trẻ em trên 2 tuổi cũng như cho hầu hết người lớn kể cả những người bị tổn thương hệ miễn dịch. Trẻ em dưới 2 tuổi nếu có nguy cơ cũng nên tiêm globulin miễn dịch. Vaccin chỉ gây tác dụng phụ nhẹ, mặc dù phản ứng dị ứng đôi khi có thể xảy ra. Vì phải mất 4 tuần thì vaccin mới phát huy tác dụng, bạn nên tiêm 1 mũi globulin miễn dịch nếu định đi du lịch tới vùng có nguy cơ nhiễm cao trước khi bạn có miễn dịch đầy đủ. Ngoài ra, nên tiêm 1 mũi nhắc lại sau 6-12 tháng.

FDA cũng đã cấp phép cho một vaccin viêm gan khác là Twinrix vào tháng 5/2001. Twinrix dùng cho những người từ 18 tuổi trở lên, có khả năng bảo vệ chống lại cả virus viêm gan A và B. Nghiên cứu đã cho thấy Twinrix có hiệu quả như các vaccin viêm gan A và B riêng rẽ. Tác dụng phụ thường nhẹ, bao gồm đau nhẹ nơi tiêm, đau đầu và mệt mỏi. Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng 48 giờ.

Nếu bạn có nguy cơ cao nhiễm viêm gan A và không có bảo hiểm y tế, hãy thông báo cho cơ quan y tế địa phương. Ở hầu hết các vùng đều có vaccin miễn phí hoặc giá rẻ.

Cần nhớ rằng nếu bạn đã nhiễm viêm gan A, bạn không cần phải tiêm chủng vì bạn đã có kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên, những kháng thể này không bảo vệ bạn khỏi nhiễm các loại viêm gan khác.

· Tuân thủ những lời khuyên dành cho khách. Nếu bạn đang đi du lịch đến những vùng có dịch viêm gan A, bạn có thể phòng bệnh bằng cách tự rửa sạch và gọt vỏ các loại rau quả tươi, tránh ăn thịt và cá sống hoặc tái. Uống nước đóng chai và tránh cho đá vào đồ uống. Nếu không có nước đóng chai, đun sôi nước máy ít nhất 10 phút trước khi uống. Đừng quên sử dụng nước đóng chai để đánh răng và không nên vừa tắm vòi hoa sen vừa hát.

· Vệ sinh cá nhân. Rửa tay sạch thường xuyên sẽ bảo vệ bạn không bị nhiễm nhiều loại virus và vi khuẩn. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị đồ ăn hoặc ăn, và sau khi thay tã cho trẻ. Ngoài ra, không dùng chung khăn mặt, dụng cụ ăn hoặc bàn chải đánh răng.

* Phòng bệnh cho người xung quanh

Nếu bạn bị viêm gan A, các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn không truyền virus cho người khác:

- Nếu bạn là nam giới đồng tính hoặc lưỡng tính luyến ái, nên tránh sinh hoạt tình dục. Vì HAV có thể lan truyền qua đưòng miệng-hậu môn và đường tay-hậu môn, sử dụng bao cao su không nhất thiết bảo vệ được bạn tình của bạn.

- Rửa tay cẩn thận sau khi đi vệ sinh. Cọ rửa kỹ ít nhất 10 giây và xả sạch nước. Nếu có thể, lau khô tay bằng khăn dùng một lần.

- Để riêng dụng cụ ăn của bạn không để người khác dùng. Rửa bát đĩa bằng máy rửa bát hoặc bằng xà phòng nóng.

- Đừng chuẩn bị thức ăn cho người khác trong khi bạn đang bị viêm gan hoạt động.

9. Thuốc bổ sung và thay thế

Ở châu Âu, nhựa cây kế (Silybum marianum) đã được dùng từ hàng trăm năm nay để điều trị vàng da và các rối loạn khác ở gan. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng thành phần chính của nhựa cây kế là silymarin, có thể giúp làm lành và phục hồi gan. Sylimarin kích thích sản sinh các enzym chống oxy hóa giúp gan trung hoà độc tố. Nó cũng giúp tăng sinh tế bào gan mới và cải thiện sẹo xơ gan. Mặc dù nhựa cây kế lợi cho gan, nó không chữa khỏi viêm gan và không bảo vệ được bạn khỏi nhiễm virus.

Nhựa cây kế được bán ở dạng viên nang hoặc cao không có cồn. Nên đi khám bác sĩ trước khi thử dùng thảo dược này cũng như bất kỳ một thảo dược nào khác để đảm bảo chúng không tương tác với các thuốc khác mà bạn đang dùng.

VIÊM GAN B

1. Tổng quan

Viêm gan B là một nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Trên thế giới có hơn 1 tỷ người lớn và trẻ em nhiễm virus viêm gan B. Ở Mỹ cứ 20 người thì có 1 người sẽ tiếp xúc với virus vào một lúc nào đó.

HBV lây truyền theo máu và các dịch tiết của cơ thể người nhiễm, giống như đường lây truyền của HIV.

Song HBV lây nhiễm gấp gần 100 lần HIV. Bạn đặc biệt có nguy cơ nếu bạn là người nghiện chích ma tuý hoặc dùng chung kim tiêm và đồ dùng cá nhân với người khác, có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm, được sinh ra hoặc đi du lịch tới những nơi lưu hành viêm gan B. Ngoài ra, phụ nữ nhiễm HBV có thể truyền virus cho con trong khi sinh.

Ở một số người, nhiễm HBV có thể trở thành mạn tính và dẫn tới xơ gan, suy gan và ung thư gan. Mỗi năm có khoảng 5.000 người Mỹ chết do các bệnh liên quan đến viêm gan B. Hàng năm, ước tính siêu virus này giết chết gần 1 triệu người.

Hầu hết nhiễm viêm gan B ở người lớn có thể hồi phục hoàn toàn, ngay cả khi các triệu chứng rất nặng. Ở trẻ nhỏ và thiếu niên dễ trở thành nhiễm mạn tính.

Mặc dù hiện tại chưa có cách chữa khỏi vêm gan B, vaccin hiệu quả cao có thể phòng ngừa được bệnh. Hiện hầu hết trẻ em Mỹ được tiêm vaccin trong chương trình tiêm chủng thường qui. Những trẻ vị thành niên chưa được tiêm chủng và người lớn có nguy cơ cũng nên tiêm vaccin. Nếu bạn đã nhiễm, áp dụng một số biện pháp thận trọng có thể tránh lây nhiễm sang người khác.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Hầu hết trẻ em bị viêm gan B không bao giờ biểu hiện triệu chứng. Điều này cũng xảy ra ở khoảng 1/3 số người lớn bị nhiễm. Các triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi nhiễm và có thể từ nhẹ đến nặng. Bao gồm một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

- Chán ăn

- Buồn nôn và nôn

- Ốm yếu và mệt mỏi

- Đau bụng, đặc biệt đau quanh vùng gan - vị trí ở dưới bờ sườn bên phải.

- Vàng da và vàng mắt. Điều này xảy ra khi gan không thải trừ hết bilirubin trong máu. Cuối cùng bilirubin tích luỹ và lắng đọng vào da gây vàng da.

- Đau khớp

Viêm gan B có thể gây tổn thương gan và lây sang người khác, ngay cả khi bạn không có chứng. Điều này giải thích tại sao cần phải làm xét nghiệm nếu bạn nghi ngờ có tiếp xúc với viêm gan B hoặc có các hành vi nguy cơ.

3. Nguyên nhân

Gan nằm ở vùng bụng bên phải, ngay dưới xương sườn. gan thực hiện hơn 500 chức năng sống. Bao gồm xử lý hầu hết các chất dinh dưỡng từ ruột, đào thải thuốc, rượu và các chất có hại khác ra khỏi máu và tạo mật - dịch màu xanh lục chứa trong túi mật để giúp tiêu hóa mỡ. Gan cũng sản sinh cholesterol, các yếu tố đông máu và một số protein khác.

Vì tính chất phức tạp và sự tiếp xúc của gan với rất nhiều chất độc, nên gan rất dễ bị bệnh. Nhưng gan có khả năng tái sinh đáng kinh ngạc - nó có thể tự lành bệnh bằng cách thay thế hoặc sửa chữa các tế bào tổn thương. Nó cũng có thể tạo ra tế bào mới đảm nhiệm chức năng của các tế bào tổn hại vĩnh viễn hoặc cho đến khi tổn thương được khắc phục, gan vẫn dễ bị một số bệnh, bao gồm viêm gan virus.

Viêm gan B có thể là cấp tính - kéo dài dưới 6 tháng hoặc mạn tính, kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn. Nếu bệnh cấp tính, hệ thống miễn dịch có thể loại trừ virus ra khỏi cơ thể và bạn sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tháng. Khi hệ miễn dịch của bạn không thể chống lại virus, nhiễm HBV sẽ kéo dài, dẫn đến những bệnh nghiêm trọng hơn như xơ gan và ung thư gan.

Hầu hết người lớn nhiễm viêm gan B thường bị bệnh cấp tính. Nhưng điều này không đúng ở trẻ em. Gần 90% trẻ <>

Viêm gan B là một trong 6 chủng vi rút hiện đã được xác định - các chủng khác bao gồm A,C,D,E và G.

Mỗi chủng virus là duy nhất và khác nhau về mức độ nặng và đường lây truyền. Ở các nước công nghiệp hóa như Mỹ, bạn dễ bị nhiễm HBV theo các con đường sau đây:

· Lan truyền qua đường tình dục: Bạn có thể bị nhiễm nếu có sinh hoạt tình dục không an toàn theo đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh khiến máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo xâm nhập cơ thể bạn. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu dùng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su. Virus có trong dịch tiết của người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ và phát triển trong trực tràng và âm đạo của bạn khi quan hệ tình dục.

· Lây truyền qua sử dụng chung kim tiêm. HBV dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm có dính máu bị nhiễm. Điều này giải thích tại sao dùng chung kim tiêm khi chích ma tuý khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm HBV. Nguy cơ của bạn cũng tăng nếu bạn thường xuyên tiêm chích hoặc có hành vi tình dục không an toàn. Mặc dù tránh tiêm chích là cách phòng ngừa đáng tin cậy nhất, song có thể bạn không chọn cách này. Nếu vậy, một cách để giảm bớt nguy cơ là bạn nên tham dự vào chương trình đổi kim tiêm ở cộng đồng. Những chương trình này cho phép bạn đổi bơm kim tiêm đã sử dụng để lấy bơm kim tiêm vô trùng. Ngoài ra, nên đi tư vấn hoặc điều trị nghiện ma tuý.

· Lây truyền tình cờ qua các vết đâm, chọc. viêm gan B là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhân viên y tế và những người có tiếp xúc với máu người. Nếu bạn ở trong trường hợp này, bạn nên tiêm vaccin viêm gan B ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc khi xử lý kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác.

· Lây truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B có thể truyền virus sang con. Nếu bạn bị viêm gan B, cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virus cho con của bạn.

Để nhiễm HBV, máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc nước bọt nhiễm virus phải xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn không thể bị nhiễm qua các tiếp xúc thông thường - ôm hôn, khiêu vũ hoặc bắt tay với người bị nhiễm Bạn cũng không thể bị nhiễm theo những đường sau:

- Tiếp xúc với mồ hôi, nước mắt của người nhiễm HBV.

- Tắm chung bể bơi, dùng chung điện thoại hoặc nhà vệ sinh với người nhiễm.

- Cho máu.

4. Các yếu tố nguy cơ

Người thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc, quốc gia, giới tính hoặc khuynh hướng tình dục đều có thể bị nhiễm HBV. Nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm viêm gan B cao nhất nếu bạn:

· Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Bạn có nguy cơ cho dù bạn có quan hệ tình dục khác giới, đồng giới hoặc lưỡng giới. Tình dục không an toàn có nghĩa là quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.

· Có quan hệ tình dục không an toàn với người nhễm HBV.

· Đã được chẩn đoán mắc bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia.

· Dùng chung kim tiêm trong khi tiêm chích ma tuý.

· Sống chung trong gia đình có người nhiễm HBV mạn.

· Nghề nghiệp có tiếp xúc với máu người.

· Được truyền máu hoặc các sản phẩm máu trước năm 1970 - thời điểm mà máu bắt đầu được xét nghiệm HBV. Hiện nay, nguy cơ nhiễm HBV/1 đơn vị máu cho xấp xỉ 1/250.000. Hơn nữa, các phương pháp mới sàng lọc máu hứa hẹn một nguồn cung cấp máu an toàn hơn. Các xét nghiệm cũ sàng lọc máu người cho để tìm kháng thể - là những chất được hệ miễn dịch sản sinh ra để đáp ứng với sự xâm nhập của các vi sinh vật như virus. Còn xét nghiệm acid nucleic sàng lọc tìm chính virus. Điều này có nghĩa là có thể phát hiện được lượng rất nhỏ virus trước khi đáp ứng kháng thể xảy ra trong hệ thống miễn dịch của người cho máu.

· Lọc máu để điều trị bệnh thận giai đoạn cuối.

· Đi đến những vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao, như vùng tiểu Sahara châu Phi, Đông Nam Á, lưư vực sông Amazon, vùng quần đảo Thái Bình Dương và vùng Trung Đông.

· Thanh thiếu niên sống trong trại giáo dưỡng ở Mỹ.

Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV cũng có nguy cơ cao. Điều này cũng đúng đối với trẻ có cha mẹ được sinh ra ở những vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao. Ở nhiều nước đang phát triển, cách thức lây truyền virus phổ biến nhất là từ mẹ sang con và trong đám trẻ sống cùng nhà. Trong một số vùng tiểu Sahara châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương gần như tất cả trẻ em đều bị nhiễm.

Bạn cũng có thể bị nhiễm HBV ngay cả khi không có các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh.

5. Khi nào cần đi khám

Hãy đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng của viêm gan B hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh và chưa tiêm vaccin hoặc không biết mình đã được bảo vệ chưa.

Hiện nay, hầu hết trẻ em Mỹ đều được tiêm vaccin HBV cùng với các mũi tiêm chủng thường qui khác. Nhưng một số trẻ, đặc biệt là những trẻ không được chăm sóc y tế thường xuyên hoặc có cha mẹ nhập cư từ những nước có tỷ lệ nhiễm cao - có thể bị bỏ sót. Nếu con của bạn chưa được tiêm chủng, hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ quan y tế địa phương. Nhiều bang cung cấp vaccin miễn phí hoặc với giá rẻ cho người có nhu cầu.

Theo dõi lâu dài chức năng gan và sàng lọc phát hiện ung thư gan là rất quan trọng đối với người lớn và trẻ em nhiễm HBV mạn. Nếu bạn hoặc con bạn đã có dấu hiệu của bệnh gan, bác sĩ của bạn sẽ chuyển bạn tới gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

6. Sàng lọc và chẩn đoán

Nếu bạn có thai, hãy sàng lọc phát hiện nhiễm HBV sớm. Cũng cần làm xét nghiệm nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình, tiêm chích hoặc nhập cư từ những vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao.

Nếu bạn nhận con nuôi từ những vùng hay gặp viêm gan B, hãy cho con bạn làm xét nghiệm khi tới Mỹ. Xét nghiệm được làm ở các nước khác không phải luôn đáng tin cậy. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của trẻ được nhận làm con nuôi, xét nghiệm HBV nên nằm trong đánh giá toàn diện.

Bạn hoặc con bạn có thể được xét nghiệm ở phòng khám của bác sĩ, bệnh viện hoặc cơ sở y tế công. Nhiều cơ sở y tế công xét nghiệm HBV và các bệnh lây qua đường tình dục khác miễn phí. Xét nghiệm là rất quan trọng để bảo vệ bạn và con bạn và ngăn ngừa lây nhiễm virus sang người khác.

Vì bạn thường không có các triệu chứng của nhiễm viêm gan B, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên 1 hoặc nhiều xét nghiệm máu. Bao gồm:

- Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HbsAg). Kháng nguyên bề mặt viêm gan B là bề mặt ngoài vỏ của virus. Xét nghiệm dương tính có nghĩa là bạn dễ dàng lây truyền virus sang người khác. Xét nghiệm âm tính có nghĩa hiện bạn không bị nhiễm virus.

- Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt viêm gan B (Anti-HBs). Kết quả xét nghiệm này dương tính nghĩa là bạn có kháng thể kháng HBV. Điều này có thể do nhiễm HBV từ trước và bạn đã khỏi. Hoặc bạn đã được tiêm vắc cin. Trong trường hợp nào, bạn cũng không thể lây nhiễm sang người khác hoặc bị nhiễm bệnh. Bạn đã được bảo vệ bởi vắc cin hoặc bởi miễn dịch tự nhiên của chính bạn.

- Kháng thể kháng kháng nguyên lõi viêm gan B (Anti-HBc). Mặc dù xét nghiệm này xác định những người nhiễm HBV mạn tính, đôi khi kết quả rất mơ hồ. Nếu bạn có kết quả xét nghiệm này dương tính bạn có thể đang bị viêm gan B mạn và có khả năng lây truyền cho người khác. Nhưng cũng có thể bạn đang hồi phục sau nhiễm giai đoạn nhiễm cấp hoặc có miễn dịch nhẹ với HBV mà không thể phát hiện bằng cách khác. Việc diễn giải xét nghiệm này thường tuỳ thuộc vào kết quả của 2 xét nghiệm kia. Khi kết quả không chắc chắn, bạn cần làm lại cả 3 xét nghiệm.

* Các xét nghiệm bổ sung:

Nếu bạn được chẩn đoán bị viêm gan B, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra mức độ nặng của bệnh cũng như tình trạng gan của bạn. Những xét nghiệm này bao gồm:

- Xét nghiệm kháng nguyên E: Xét nghiệm máu này phát hiện sự có mặt của một protein do tế bào nhiễm HBV tiết ra. Kết quả dương tính có nghĩa là bạn là có nồng độ virus cao trong máu và dễ lây nhiễm cho người khác. Nếu xét nghiệm âm tính, bạn có nồng độ HBV trong máu thấp và ít có khả năng lây nhiễm cho người khác.

- Các xét nghiệm gan: Những xét nghiệm máu này kiểm tra mức độ tăng các men gan như alanin, aminotransferase và aspartat aminotransferase - các men này được giải phóng vào máu khi tế bào gan bị tổn thương.

- Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP): Nồng độ cao của protein này trong máu cao, đôi khi là dấu hiệu của ung thư gan.

* Sinh thiết gan: Trong thủ thuật này, người ta lấy một mẫu nhỏ mô gan để phân tích dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể phát hiện chính xác mức độ tổn thương gan và giúp quyết định biện pháp điều trị tốt nhất cho bệnh viêm gan của bạn.

7. Biến chứng

Nhiễm viêm gan B mạn tính cuối cùng có thể dẫn tới những bệnh gan nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. HBV khi còn nhỏ và khiến bạn có nhiều nguy cơ bị bệnh khi lớn lên.

Xơ gan gây sẹo vĩnh viễn ở gan. Nó cũng dẫn tới nhiều biến chứng khác, bao gồm chảy máu thực quản và dịch trong ổ bụng (cổ chướng). Các chất độc tích luỹ trong máu có thể ảnh hưởng đến chức năng tinh thần, dẫn đến lú lẫn và thậm chí hôn mê (bệnh não gan). Ở Mỹ, xơ gan cướp đi mạng sống của 25.000 người mỗi năm.

Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 200 người Mỹ chết do suy gan cấp do viêm gan B - là tình trạng rong đó tất cả các chức năng sống của gan đều ngừng hoạt động. Khi điều này sảy ra, phải ghép gan để duy trì sự sống.

Nguy cơ nhiễm trùng mạn và chết vì xơ gan, suy gan và ung thư gan tỷ lệ nghịch với độ tuổi bị nhiễm HBV. Những người bị nhiễm mạn tính khi tuổi đã lớn có 15% khả năng chết vì bệnh gan, trong khi những người bị nhiễm mạn tính khi còn nhỏ có 25% khả năng chết vì xơ gan và ung thư gan.

Tất cả những người nhiễm HBV mạn tính đều dễ nhiễm một chủng virus viêm gan khác là viêm gan D. Trước đây gọi là virus delta, virus viêm gan D cần lớp vỏ ngoài của HBV để nhiễm vào tế bào. Bạn không thể nhiễm viêm gan D trừ khi bạn đã nhiễm HBV.

Những người tiêm chích ma tuý bị viêm gan B có nguy cơ cao nhất, nhưng bạn cũng có thể nhiễm viêm gan D nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình bị nhiễm hoặc sống cùng với người nhiễm viêm gan D. Nếu nhiễm cả viêm gan B và D thì bạn càng dễ bị xơ gan và ung thư gan hơn.

8. Điều trị

Nếu bạn biết bạn có tiếp xúc với HBV, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Tiêm globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 24 giờ ngay sau khi tiếp xúc với virus có thể bảo vệ bạn khỏi bị viêm gan B. Bạn cũng nên tiêm ngay mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B.

Một khi bạn bị viêm gan B mạn tính, có rất ít cách điều trị. Trong một số trường hợp - đặc biệt nếu bạn không có triệu chứng hoặc tổn thương gan - bác sĩ của bạn có thể gợi ý việc theo dõi, hơn là điều trị bệnh của bạn. Trong những trường hợp khác, bác sĩ có thể khuyên điều trị bằng các thuốc chống virus. Khi tổn thương gan nặng, cách lựa chọn duy nhất là ghép gan.

Trị liệu thuốc

Các bác sĩ thường sử dụng hai thuốc để điều trị nhiễm HBV mạn tính:

Interferon. Cơ thể bạn sản sinh interferon một cách tự nhiên để giúp chống lại các vi sinh vật xâm nhập như virus. Việc cung cấp thêm interferon được sản xuất trong phòng thí nghiệm sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể với HBV và ngăn không cho virus nhân trong tế bào. Không phải tất cả mọi người đều có thể điều trị bằng interferon. Trong một vài trường hợp, interferon tiệt trừ hoàn toàn virus, mặc dù nhiễm trùng có thể tái phát sau đó. Interferon có một số tác dụng phụ - nhiều tác dụng phụ giống như triệu chứng của viêm gan B. Bao gồm: trầm cảm, mệt mỏi, đau cơ, đau nhức toàn thân, sốt và buồn nôn. Các triệu chứng này thường nặng hơn trong vòng 2 tuần đầu điều trị và trong vòng 4-6 giờ đầu tiêm interferon. Thông thường bạn sẽ được tiêm 3 mũi interferon/tuần trong 4-6 tháng. Một tác dụng phụ nặng hơn có thể sảy ra sau một thời gian là giảm sản hồng cầu. FDA gần đây đã cho phép sử dụng một thuốc khác interferon Pegyl hóa. Loại thuốc này dùng 1 lần/tuần và là liệu pháp thay thế cho điều trị interferon chuẩn.

Lamivudin (Epivir). Loại thuốc kháng virus này giúp ngăn không cho HBV nhân lên trong tế bào. Nó thường được dùng ở dạng viên uống 1lần/ngày trong 12 tháng. Lamivudin giúp được khoảng 40% số người dùng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là ho, ỉa chảy, buồn nôn hoặc nôn và rụng tóc. Nếu bạn bị vàng da nặng hơn hoặc bị bầm tím bất thường, chảy máu hoặc mệt mỏi, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Ghép gan

Khi gan của bạn bị tổn thương nặng, ghép gan là một lựa chọn. Một tin đáng phấn khởi là những ca ghép ghép này ngày càng thành công. Ngày nay, hơn 90% số bệnh nhân sống được trên 1 năm sau ghép. Điều không may là không có đủ gan cho tất cả những người cần ghép.

9. Phòng bệnh

Vaccin viêm gan B (Engeix-B) đã có từ năm 1981. Nó gồm 3 mũi tiêm có khả năng bảo vệ trên 90% cho cả người lớn và trẻ em. Nghiên cứu cho khả năng bảo vệ này kéo dài nhiều năm và thậm chí suốt đời. Trong thập kỷ gần đây, vắc cin được sản xuất ở Mỹ bằng công nghệ ADN tái tổ hợp. Điều này có nghĩa là kháng nguyên HBV dùng trong vaccin được sản xuất trong phòng thí nghiệm chứ không phải được chiết xuất từ máu người nhiễm virus.

Hầu như ai cũng có thể tiêm vaccin, kể cả trẻ em, người già và những người bị tổn thương hệ miễn dịch. Trẻ em thường được tiêm ngay trong năm đầu tiên sau khi sinh - thường vào 2,4 và 9 tháng tuổi.

Tác dụng phụ thường nhẹ và bao gồm: ốm, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và đau hoặc sưng tại nơi tiêm.

Trong những năm gần đây, đã nảy sinh mối lo ngại là việc tiêm vaccin có thể gây ra bệnh tự miễn nghiêm trọng, nhất là xơ cứng rải rác (MS) - một bệnh có khả năng gây tàn phế ảnh hưởng đến não và tuỷ sống. Mối lo sợ này bùng lên trong những năm 1990 khi một số người bị MS một thời gian ngắn sau khi tiêm vaccin viêm gan B.

Vào tháng 2-2001, kết quả nghiên cứu dài ngày đầu tiên về vaccin viêm gan B và MS đã được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine. Theo nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ở Trường Y tế công cộng Harvard không thấy có mối liên quan giữa việc tiêm vaccin Engerix-B và MS.

Một số người cũng lo ngại là việc tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ em có thể góp phần gây ra hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS). Từ năm 1991 và 1998, 18 trẻ sơ sinh đã chết sau khi tiêm vaccin viêm gan B, nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể chứng minh được mối liên quan trực tiếp giữa các trường hợp tử vong và vaccin.

Mặc dù tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và những người khác khỏi viêm gan B, các biện pháp dưới đây có thể cũng giúp giữ an toàn cho bạn.

* Nếu bạn không nhiễm viêm gan B

Các biện pháp sau đây có thể giúp bạn tránh được nhiễm HBV:

· Giáo dục cho bản thân và những người khác. Bạn cần hiểu HBV là gì và cách thức lây truyền của virus.

· Biết về tình trạng viêm gan B của bạn tình. Không sinh hoạt tình dục mà không có biện pháp bảo vệ trừ khi bạn chắc chắn là bạn tình của bạn không bị nhiễm HBV, HIV hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào khác.

· Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Nếu bạn không biết về tình trạng sức khỏe của bạn tình, hãy sử dụng bao cao su mới mỗi khi quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo. Nếu bạn dị ứng với latex, hãy sử dụng bao cao su bằng chất dẻo (polyurethan). Tránh sử dụng bao cao su bằng da cừu, chúng không bảo vệ được bạn khỏi virus lây qua đường tình dục. Nếu bạn không có bao cao su nam, hãy sử dụng bao cao su nữ. Chỉ sử dụng chất bôi trơn gốc nước, không dùng mỡ dầu hỏa, kem thoa mặt hoặc dầu ăn. Chất bôi trơn gốc dầu có thể làm nhũn bao cao su và có gây rách. Trong quan hệ tình dục đường miệng, sử dụng bao cao su dạng bao miệng (một mảnh latex y tế ) hoặc miếng phủ chất dẻo. Nên nhớ rằng mặc dù bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HBV, chúng không loại trừ hoàn toàn nguy cơ. Bao cao su có thể rách hoặc có những lố thủng nhỏ, và không phải mọi người ai luôn biết cách sử dụng đúng.

· Sử dụng kim tiêm vô trùng. Nếu bạn sử dụng kim để tiêm chích, phải đảm bảo kim tiêm vô trùng, và không dùng chung kim tiêm. Tham gia vào chương trình đổi kim tiêm trong cộng đồng nơi bạn sinh sống và cân nhắc điều trị cai nghiện ma tuý.

· Nói với bác sĩ nếu bạn sắp đi du lịch quốc tế. Nếu bạn định đi du lịch xa tới vùng có dịch viêm gan B, hãy hỏi bác sĩ về vaccin viêm gan B từ trước. Việc tiêm chủng thường gồm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng.

· Thận trọng với các sản phẩm máu ở một số nước. Mặc dù việc cung cấp máu hiện nay ở Mỹ đã được sàng lọc kỹ, nhưng điều này không phải luôn đúng ở các nước khác. Nếu trường hợp khẩn cấp bắt buộc bạn phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu ở một nước khác, hãy làm xét nghiệm HBV ngay khi bạn trở về nhà.

· Nếu bạn có thai, hãy đi xét nghiệm viêm gan B.

* Nếu bạn nhiễm viêm gan B

Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HBV, các hướng dẫn sau đây sẽ giúp bảo vệ những người khác:

- Thực hành tình dục an toàn . Cách rõ ràng nhất để bảo vệ bạn tình của bạn khỏi nhiễm HBV là tránh những việc khiến họ phải tiếp xúc với máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo. Ngoài ra, hãy tuân theo hướng dẫn về tình dục an toàn, bao gồm sử dụng bao cao su mới mỗi khi có quan hệ tình dục. Nếu bạn sử dụng dụng cụ kích dục, không dùng chung.

- Nói với bạn tình rằng bạn bị HBV. Cần nói cho những người mà bạn có quan hệ tình dục biết rằng bạn bị nhiễm HBV. Bạn tình của bạn cần được xét nghiệm và điều trị nếu họ nhiễm virus. Họ cũng cần biết về tình trạng HIV của họ để tránh lây nhiễm cho người khác.

- Không dùng chung bơm kim tiêm. Nếu bạn tiêm chích ma tuý, đừng bao giờ dùng chung bơm kim tiêm với người khác.

- Không cho máu hoặc tạng.

- Không dùng chung dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng. chúng có thể dính máu nhiễm bệnh. Một số chuyên gia cũng gợi ý không dùng chung lược, bàn chải tóc và bấm móng tay.

- Nếu bạn có thai, phải nói cho bác sĩ biết bạn bị nhiễm HBV. Bằng cách đó, con của bạn sẽ được điều trị sớm ngay sau khi sinh.

10.Tự chăm sóc

Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HBV, bác sĩ của bạn sẽ khuyến nghị một số thay đổi trong lối sống. Những biện pháp đơn giản sẽ giúp bạn giữ được sức khỏe lâu hơn:

- Tránh uống rượu. Rượu đẩy nhanh tiến triển của bệnh gan

- Tránh dùng các thuốc gây tổn thương gan. Bác sĩ của bạn sẽ có lời khuyên về các thuốc này, bao gồm các thuốc không kê đơn (OTC) cũng như thuốc kê đơn. Đặc biệt cần tránh phối hợp acetaminophen (Tylenol, các thuốc khác) có thể gây tổn thương gan và ngay cả ở người khỏe mạnh.

- Ăn uống theo chế độ ăn lành mạnh nhất có thể được. Chú trọng rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám và thịt nạc. Thức ăn lành mạnh sẽ giúp cho bạn khỏe mạnh, đem lại thêm sinh lực và tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Nếu bạn buồn nôn, hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cũng nên chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, như súp, cháo, nước xuýt hoặc khoai tây hầm. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn nếu bạn sút cân hoặc gặp khó khăn về ăn uống.

- Tập thể dục đều đặn. Tập luyện sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sinh lực.

- Ngủ đủ. Nghỉ ngơi khi thấy cần thiết.

VIÊM GAN C

1. Tổng quan

Ước tính có 3% dân số thế giới (hơn 170 triệu người) mang một loại virus bí ẩn tấn công thầm lặng vào gan mà không biết. Ðó là vì có tới 90% số người nhiễm virus viêm gan C (HCV) không hề có triệu chứng. Trên thực tế, hầu hết mọi người không biết họ có bệnh cho tới hàng chục năm sau đến khi các xét nghiệm y tế thường qui cho thấy tổn thương gan. Ðôi khi người người bệnh biết mình bị viêm gan C khi đi hiến máu, vì hiện nay các ngân hàng máu đã sàng lọc thường qui virus này.

Gan có trọng lượng từ khoảng 1,2-1,6 kg, là cơ quan phức tạp nhất và lớn nhất trong cơ thể. Nó nằm dưới các xương sườn phải và thực hiện nhiều chức năng quan trọng gồm khử độc, lọc máu và sản sinh nhiều chất dinh dưỡng tối quan trọng.

Vi rus gây viêm gan C là một trong 6 virus viêm gan hiện đã được xác định, những virus kia là A, B, D, E và G. Tất cả đều khiến gan bi viêm, ảnh hưởng đến chức năng gan. Virus gây viêm gan C nằm trong số những virus viêm gan nguy hiểm nhất.

Trong nhiều trường hợp, HCV dẫn đến bệnh gan mạn tính như xơ gan, là tình trạng sẹo gan không thể phục hồi và có khả năng gây tử vong, ung thư gan hoặc suy gan. Nó là nguyên nhân đứng thứ 2 gây bệnh gan sau rượu và là lý do hàng đầu dẫn đến ghép gan tại Mỹ.

Mặc dù viêm gan A và B đã có vaccin, hiện nay chưa có vaccin cho viêm gan C. Ngoài ra, điều trị chuẩn cho HCV không có hiệu quả hoàn toàn, vì vậy việc tìm kiếm các cách điều trị mới đang tiếp tục.

Dấu hiệu và triệu chứng

Bình thường, HCV không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Nếu có triệu chứng, chúng thường nhẹ và giống như cúm. Bao gồm:

- Mệt mỏi nhẹ

- Buồn nôn hoặc chán ăn

- Ðau cơ và khớp

- Tức vùng gan.

Cho dù bạn bị viêm gan C mạn tính, bạn cũng có rất ít triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng không xuất hiện trong tới 30 năm. Mặc dù đôi khi bạn bị một hay nhiều triệu chứng sau:

- Mệt mỏi

- Chán ăn

- Buồn nôn và nôn

- Vàng da vàng mắt kéo dài hoặc tái phát

- Sốt nhẹ.

Viêm gan C có thể gây tổn thương gan cho dù bạn không có triệu chứng. Bạn cũng có thể truyền virus cho người khác khi bản thân không có triệu chứng. Ðó là lý do tại sao cần xét nghiệm nếu bạn nghi ngờ đã tiếp xúc với viêm gan C hoặc có hành vi nguy cơ.

2. Nguyên nhân

Nói chung, nhiễm viêm gan C thường là do tiếp xúc với máu nhiễm virus. Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C qua truyền máu trước năm 1992, là năm áp dụng các xét nghiệm sàng lọc máu cải tiến. Có thể cũng nhiễm virus do tiêm chích bằng kim tiêm bẩn hoặc hít cocain qua ống hít nhiễm bẩn hoặc, ít gặp hơn, là từ kim dùng trong xăm hoặc xỏ lỗ trên cơ thể. Trong một số ít trường hợp, HCV có thể lây qua đường tình dục.

3. Các yếu tố nguy cơ

Các qui trình sàng lọc máu hiệu quả đã làm giảm mạnh khả năng nhiễm HCV từ truyền máu. Nhưng nếu bạn được truyền máu trước năm 1992, bạn có nguy cơ nhiễm viêm gan C.

Bạn cũng có nguy cơ nếu:

- Tiêm chích hoặc hít các loại ma tuý (như cocain) dù chỉ một lần.

- Ghép tạng trước năm 1992.

- Là nhân viên y tế có tiếp xúc với máu nhiễm virus.

- Ðược truyền các yếu tố đông máu trước năm 1987 hoặc bị bệnh ưa chảy máu được truyền máu trước năm 1992.

4. Khi nào thì cần đi khám

Ði khám nếu bạn nghi ngờ có tiếp xúc với virus viêm gan C, nếu thấy vàng da và mắt hoặc nếu có các triệu chứng khác của viêm gan.

Nếu bạn đang điều trị viêm gan, hãy đi khám ngay nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào sau đây:

- Ngủ gà, lú lẫn hoặc dễ kích động

- Nôn, ỉa chảy hoặc đau bụng

- Vàng da tăng

- Phát ban ở da

- Sốt

- Chán ăn.

5. Sàng lọc và chẩn đoán

Ðề nghị bác sĩ khám sàng lọc HCV nếu bạn nghĩ mình đã tiếp xúc với virus hoặc có nguy cơ bị bệnh. Nếu bạn được truyền máu trước 1992 từ một người cho mà sau đó người này có xét nghiệm HCV(+), bạn có thể được nhận thư của bệnh viện hoặc ngân hàng máu đề nghị bạn đi khám sàng lọc.

Viêm gan C có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ lập hồ sơ bệnh án và khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn sinh thiết gan, một thủ thuật tương đối ít đau trong đó người ta lấy ra một mẫu nhỏ mô gan để phân tích dưới kính hiển vi.

Trước khi sinh thiết, bạn sẽ được gây tê. Sau đó bác sĩ chọc một kim nhỏ vào gan của bạn để lấy mẫu mô. Sinh thiết gan là an toàn và không gây biến chứng, mặc dù có thể đau hoặc chảy máu một chút sau đó.

Mặc dù sinh thiết không nhất thiết khẳng định chẩn đoán, nó có thể giúp xác định mức độ nặng của bệnh. Nó cũng giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây bệnh gan, như viêm gan do rượu hoặc do thuốc, bệnh gan tự miễn hoặc thừa sắt (bệnh nhiễm sắc tố sắt mô bẩm sinh).

6. Biến chứng

15-20% người bị nhiễm viêm gan C tự tiêu diệt được virus này mà không bị tổn thương gan. Với số còn lại, bệnh định cư và tấn công gan một cách chậm chạp. Khoảng 85% số người nhiễm HCV bị viêm gan mạn tính. 20% bị xơ gan, thường trong vòng 20 năm đầu sau khi nhiễm. Trong số những người bị xơ gan, một nửa tiến triển thành bệnh gan giai đoạn cuối hoặc ung thư gan.

Các chuyên gia y tế dự báo tử vong do viêm gan C có thể vượt qua số tử vong do AIDS ở Mỹ. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 10000 người chết mỗi năm vì HCV, nhưng con số này ước tính sẽ tăng gấp 3 vào năm 2010. Tuy nhiên, khả năng sống sót là cao. Hiện nay, hơn 99% số người HCV sống.

7. Ðiều trị

Chẩn đoán HCV không có nghĩa là bạn phải điều trị. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khuyên nên điều trị HCV nếu có:

· Xét nghiệm ARN HCV (+), chứng tỏ có virus trong máu.

· Sinh thiết cho thấy tổn thương gan đáng kể

· Tăng nồng độ men gan analin aminotransferase trong máu.

Cho dù vậy, các bác sĩ vẫn đang tranh cãi về đối tượng cần điều trị. Nếu bạn chỉ có bất thường gan nhẹ, bác sĩ có thể quyết định không điều trị vì nguy cơ lâu dài bị bệnh nặng là rất thấp, và tác dụng phụ của điều trị có thể rất nghiêm trọng.

Mặt khác, vì chưa có cách rõ ràng để biết liệu bạn có bị bệnh gan sau đó hay không, bác sĩ của bạn có thể chọn cách chống lại virus. Nhiều phương pháp điều trị cải tiến và tỷ lệ thành công cao hơn trong việc chống lại viêm gan đôi lúc kiến bác sĩ nghiêng về những phương pháp tích cực hơn.

Cho tới nay, vũ khí tốt nhất để chống lại viêm gan C là interferon, một thuốc ức chế sự nhân lên của virus. Các thuốc interferon dùng để điều trị viêm gan gồm interferon alfa-2b (Intron A), interferon alfa-2a (Roferon-A) và interferon alfacon-1 (Infergen). Nhưng interferon chỉ có tác dụng ở khoảng 20% số trường hợp. Hiện nay, tiêm interferon thường được phối hợp với uống ribavirin (Virazole) - một thuốc kháng virus phổ rộng. Ðiều trị thường mất từ 6 tháng đến 1 năm và thành công ở khoảng 40% số người bị HCV.

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy một thuốc khác, interferon pegyl hóa (PEG), có hiệu quả gấp hai lần interferon thông thường. Vào tháng 1 năm 2001, Cơ quan Quản lý Thuốc và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép dùng PEG interferon - peginterferon alfa-2B (PEG-Intron) - để điều trị viêm gan C.

Tác dụng phụ của điều trị thuốc gồm các triệu chứng giống như cúm nặng do interferon và giảm hemoglonbin nhất thời (thiếu máu), giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu trong máu. Tác dụng phụ lâu dài - xảy ra ở khoảng một nửa số người điều trị interferon và ribavirin - gồm cực kỳ mệt mỏi, lo âu, dễ kích động và trầm cảm. Có một tỷ lệ nhỏ bị loạn thần hoặc có hành vi tự sát.

Vì lý do này, không nên điều trị bằng interferon nếu có tiền sử trầm cảm nặng bị bệnh tuyến giáp chưa được điều trị, thiếu máu hoặc bị bệnh tự miễn, nghiện rượu hoặc ma tuý.

Không may là, nếu điều trị không có hiệu quả hoặc bạn không thể dung nạp được tác dụng phụ, có rất ít cách lựa chọn khác. Nhưng các nhà khoa học đang nghiên cứu việc sử dụng các chất ức chế protease ở người viêm gan C. Ðây cũng là những thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Trong tương lai, cũng có thể điều trị HCV bằng liệu pháp gen.

8. Phòng bệnh

Vì hiện chưa có vaccin viêm gan C. Cách duy nhất để bảo vệ bạn là tránh bị nhiễm virus. Ðiều này có nghĩa là cần làm theo các chỉ dẫn sau:

· Tránh sinh hoạt tình dục không an toàn với nhiều người hoặc với một người chưa rõ về tình trạng sức khỏe.

· Không dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ dùng ma tuý khác. Các dụng cụ dùng ma tuý nhiễm bẩn gây ra khoảng một nửa số trường hợp viêm gan C mới.

· Tránh hít cocain

· Tránh xỏ lỗ hoặc xăm mình trừ khi chắc chắn là dụng cụ đã tiệt trùng.

9. Tự chăm sóc

Nếu bị chẩn đoán viêm gan C, bác sĩ của bạn thường sẽ đưa ra lời khuyên về một số thay đổi lối sống. Những phương pháp đơn giản này sẽ giúp bạn khỏe mạnh lâu hơn cũng như bảo vệ sức khỏe cho những người khác.

· Bỏ rượu. Rượu đẩy nhanh tiến triển của bệnh gan.

· Tránh dùng các thuốc gây tổn thương gan. Bác sĩ sẽ khuyên bạn về các thuốc này, bao gồm thuốc không kê đơn cũng như thuốc kê đơn.

· Duy trì lối sống lành mạnh. ăn theo chế độ ăn lành mạnh chú trọng rau quả tươi, và ngũ cốc nguyên cám, thường xuyên luyện tập, và nghỉ ngơi đầy đủ.

· Ngăn ngừa người khác tiếp xúc với máu của bạn. Băng các vết thương mà bạn có và không dùng chung dao cạo râu và bàn chải đánh răng. Không cho máu, tạng hoặc tinh dịch, và nói cho nhân viên y tế biết là bạn đang nhiễm virus.

10. Thuốc thay thế và bổ sung

Ở châu Âu, nhựa cây kế (Silybum marianum) đã được dùng từ hàng trăm năm nay để điều trị vàng da và các rối loạn khác ở gan. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng thành phần chính của nhựa cây kế là silymarin, có thể giúp làm lành và phục hồi gan. Sylimarin kích thích sản sinh các enzym chống oxy hóa giúp gan trung hoà độc tố. Nó cũng giúp tăng sinh tế bào gan mới và cải thiện sẹo xơ gan. Mặc dù nhựa cây kế lợi cho gan, nó không chữa khỏi viêm gan và không bảo vệ được bạn khỏi nhiễm virus.

Nhựa cây kế được bán ở dạng viên nang hoặc cao không có cồn. Nên đi khám bác sĩ trước khi thử dùng thảo dược này cũng như bất kỳ một thảo dược nào khác để đảm bảo chúng không tương tác với các thuốc khác mà bạn đang dùng.

Xem chi tiết...